Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên tháng 4 và 4 tháng đầu năm 2025
I. TÌNH HÌNH KINH TẾ
1. Sản xuất nông nghiệp và thuỷ sản
Nhiệm vụ trọng tâm trong sản xuất nông nghiệp tháng Tư của các địa phương là tập trung chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa, rau màu vụ xuân, chủ động phòng trừ sâu bệnh hại trên cây ăn quả, đồng thời bảo vệ an toàn đàn gia súc, gia cầm trước những diễn biến của thời tiết và dịch bệnh trong thời điểm giao mùa.
a) Trồng trọt
Cây hằng năm
Sản xuất vụ xuân: Theo tổng hợp báo cáo của các huyện, thị xã, thành phố, tổng diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ xuân toàn tỉnh sơ bộ đạt 29.785 ha, giảm 3,03% (giảm 932 ha) so với vụ xuân năm trước. Trong đó: diện tích gieo trồng lúa 23.778 ha, giảm 3,47% (giảm 855 ha); ngô 925 ha, giảm 3,40% (giảm 33 ha); cây lấy củ có chất bột 77 ha, giảm 14,60% (giảm 13 ha); cây có hạt chứa dầu 540 ha, tăng 10,06% (tăng 49 ha); rau các loại 3.337 ha, giảm 2,65% (giảm 90 ha); đậu các loại 178 ha, giảm 0,20% (giảm 0,35 ha); hoa các loại 342 ha, tăng 1,24% (tăng 4 ha); cây hằng năm khác 608 ha, tăng 0,69% (tăng 5 ha).
Diện tích gieo trồng cây hằng năm vụ xuân năm nay giảm ở hầu hết các địa phương trong tỉnh. Các huyện có biến động giảm diện tích lớn như: Ân Thi (giảm 316 ha); Kim Động (giảm 202 ha); Phù Cừ (giảm 116 ha); Văn Lâm (giảm 107 ha). Diện tích vụ xuân tiếp tục giảm chủ yếu ở diện tích trồng lúa. Nguyên nhân chính do thực hiện chuyển đổi đất nông nghiệp sang các mục đích phi nông nghiệp, phần lớn là mở rộng các khu công nghiệp. Đối với cây lúa, vụ xuân năm nay, tỉnh tiếp tục gieo cấy nhiều diện tích lúa chất lượng cao như: Bắc thơm số 7 (4.688 ha); Nếp thơm Hưng Yên (2.578 ha); Đài thơm 8 (1.320 ha);... Cùng với đó, tỉnh tăng cường mở rộng diện tích để gieo cấy các giống lúa lai, lúa năng suất cao chiếm khoảng 21-25% diện tích, tiếp tục thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn tại một số địa phương.
Từ khi kết thúc gieo cấy đến nay, nhìn chung điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi, tạo điều kiện cho cây lúa sinh trưởng, phát triển. Hiện nay, trên đồng
ruộng đang xuất hiện sâu bệnh gây hại cho lúa là bệnh đạo ôn lá và bệnh khô vằn, phát triển nhanh chủ yếu trên các giống nhiễm như nếp các loại, Bắc thơm số 7,... đặc biệt ở những ruộng cấy dầy, bón phân không cân đối, bón thừa đạm. Theo báo cáo của ngành chức năng, đến ngày 25/4/2025, diện tích lúa bị nhiễm bệnh đạo ôn là 116 ha, diện tích phòng trừ 303 ha; diện tích lúa bị nhiễm bệnh khô vằn là 357 ha, diện tích phòng trừ 412 ha. Dự báo trong thời gian tới, sâu bệnh sẽ tiếp tục gây hại tăng nhanh về diện tích và mức độ hại trên các giống lúa nhiễm. Các nhà nông cần kịp thời phòng trừ sâu bệnh hại lúa xuân từ nay đến cuối vụ, nhất là cần tiến hành chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho lúa giai đoạn lúa làm đòng đến trỗ.
Cũng đến ngày 25/4/2025, diện tích thu hoạch một số loại rau màu vụ xuân như sau: ngô 102 ha; dưa các loại 111 ha; bầu bí các loại 141 ha; lạc, đậu tương 10 ha; dược liệu 3 ha; hoa cây cảnh 14 ha; rau các loại 1.602 ha.
Cây lâu năm
Tình hình sản xuất cây lâu năm của tỉnh vẫn duy trì ổn định. Hiện nay, toàn tỉnh đang tập trung chăm sóc các loại cây ăn quả có múi đã thu hoạch, đồng thời khẩn trương thu hoạch các loại cây ăn quả còn lại. Thời điểm này, cây nhãn đang nở hoa, đậu quả non; cây vải đang phát triển quả non. Đối với cây chuối và cây có múi, hiện đang ở giai đoạn đâm chồi, nảy lộc, ra hoa và đậu quả non, một số diện tích chuối đang cho thu hoạch. Các nhà vườn cần tiến hành chăm sóc theo quy trình kỹ thuật của từng loại cây sau khi kết thúc quá trình đậu quả, tăng cường sử dụng các loại phân bón hữu cơ, hữu cơ vi sinh, giảm lượng phân bón hóa học, kết hợp với phòng trừ sâu bệnh để tăng chất lượng quả và hiệu quả sản xuất.
b) Chăn nuôi
Hiện nay đang là thời điểm giao mùa, thời tiết diễn biến thất thường, đây là điều kiện thuận lợi để các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi phát sinh và lây lan. Trước tình hình đó, ngành chức năng và các địa phương đã tích cực, khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vắc xin phòng bệnh cho đàn gia súc, gia cầm vụ xuân - hè nhằm bảo vệ đàn vật nuôi, góp phần phát triển hoạt động chăn nuôi hiệu quả và bền vững. Từ đầu năm đến nay, đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định, chưa phát hiện ổ dịch nguy hiểm. Tuy nhiên, một số bệnh thông thường trên đàn gia súc, gia cầm xảy ra ở một số địa phương như: Tiêu chảy, sưng phù đầu, phó thương hàn, cầu trùng, tụ huyết trùng. Tính đến ngày 10/4, toàn tỉnh đã tiêm vắc xin phòng 2 bệnh đỏ cho gần 228 nghìn con lợn, đạt 97% so với số lượng vắc xin được cấp phát, hoàn thành tiêm vắc - xin phòng bệnh tụ huyết trùng cho trên 26,5 nghìn con trâu, bò,...
Ước tính tại thời điểm 30/4/2025, số lượng đầu con gia súc, gia cầm trên địa bàn tỉnh như sau: đàn trâu 4.654 con, giảm 1,23% so với cùng thời điểm năm trước; đàn bò 30.271 con, tăng 0,82%; đàn lợn (không tính lợn con chưa tách mẹ)
458.223 con, tăng 3,41%; đàn gia cầm (bao gồm: gà, vịt, ngan) 9.471 nghìn con, tăng 4,23% (trong đó: đàn gà 6.572 nghìn con, tăng 5,42%).
c) Sản xuất thủy sản
Trong tháng qua, tình hình sản xuất thuỷ sản của tỉnh vẫn tiếp tục ổn định và từng bước đa dạng giống nuôi trồng. Phương thức nuôi chủ yếu là nuôi thâm canh và bán thâm canh. Sản phẩm nuôi trồng chủ yếu vẫn là những giống cá trắm, chày, chép hoặc rô phi và một số giống cá khác như: cá mè, cá trôi,... cho năng suất cao. Sản lượng thuỷ sản nuôi trồng tháng Tư ước tính đạt 5.167 tấn, tăng 2,40%, tương ứng tăng 121 tấn so với cùng kỳ năm 2024. Trong đó: cá 5.082 tấn, tăng 2,42% (tăng 120 tấn); tôm 46,5 tấn, tăng 3,33% (tăng 2 tấn); thuỷ sản khác
39 tấn, giảm 0,77% (giảm 0,3 tấn).
Hoạt động khai thác thuỷ sản trong tỉnh vẫn được duy trì ở quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, những thuyền đánh cá trên sông phần nhiều là thuyền nhỏ không động cơ, một số người khai thác thuỷ sản không chuyên nghiệp bằng những dụng cụ đơn giản như lưới, vó tranh thủ theo mùa vụ nên sản lượng khai thác được không nhiều. Do đặc điểm của địa phương không có biển, tuy có những sông lớn là sông Hồng, sông Luộc nhưng nguồn lợi thuỷ sản không nhiều nên dự báo trong dài hạn, việc khai thác thuỷ sản vẫn được duy trì tương đối ổn định với sản lượng không cao.
2. Sản xuất công nghiệp
So với tháng trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Tư giảm 1,75%. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo giảm 1,27%; sản xuất và phân phối điện tăng 1,35%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải giảm 12,71%. Các sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với tháng trước là: thức ăn cho gia súc giảm 0,23%; rượu Vodka và rượu Cô nhắc giảm 10,27%; nước khoáng không có ga giảm 4,97%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm giảm 1,40%; sản phẩm vệ sinh gắn cố định bằng gốm sứ giảm 14,73%; thép hợp kim khác dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác giảm 9,34%; ống dẫn bằng sắt, thép không nối, dùng để dẫn dầu hoặc khí giảm 2,41%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi (vd: CD, DVD,...) giảm 14,60%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W giảm 0,65%; dây cách điện đơn dạng cuộn bằng đồng giảm 28,64%;... Bên cạnh đó, một số sản phẩm có sản lượng sản xuất tăng so với tháng trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền tăng 2,76%; thức ăn cho gia cầm tăng 3,10%; quần áo các loại tăng 5,84%; giày, dép khác chưa được phân vào đâu tăng 6,33%; gỗ ốp, lát công nghiệp tăng 1,89%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 4,25%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 18,01%; sản phẩm bằng plastic tăng 0,91%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) tăng 16,49%; sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 3,88%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều tăng 2,0%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội tăng 39,21%; góc, khuôn, hình bằng sắt, thép đã được hàn tăng 14,17%; dây cách điện đơn dạng cuộn khác tăng 17,40%;...
So với cùng kỳ năm trước, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tháng Tư tăng 9,86%, trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 9,08%; sản xuất và phân phối điện tăng 9,37%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 31,53%. Một số sản phẩm công nghiệp trong tháng Tư năm 2025 có sản lượng sản xuất tăng so với cùng kỳ năm 2024 như: thức ăn cho gia súc tăng 8,15%; thức ăn cho gia cầm tăng 27,13%; quần áo các loại tăng 14,82%; giày, dép khác chưa được phân vào đâu tăng 76,83%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 28,18%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 23,04%; sản phẩm bằng plastic tăng 25,12%; gạch xây dựng bằng đất sét nung (trừ gốm, sứ) quy chuẩn 220x105x60mm tăng 35,45%; sản phẩm vệ sinh gắn cố định bằng gốm sứ tăng 135,62%; sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 8,88%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều tăng 55,57%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội tăng 68,42%; góc, khuôn, hình bằng sắt, thép đã được hàn tăng 34,72%; phụ tùng khác của xe có động cơ tăng 33,11%;... Bên cạnh đó, các sản phẩm có sản lượng sản xuất giảm so với cùng kỳ năm trước như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền giảm 5,74%; nước khoáng không có ga giảm 7,0%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) giảm 17,61%; thép hợp kim khác dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác giảm 17,80%; ống dẫn bằng sắt, thép không nối, dùng để dẫn dầu hoặc khí giảm 17,33%; mạch điện tử tích hợp giảm 20,52%; mạch in khác giảm 7,44%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 7,50%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W giảm 5,45%; dây cách điện đơn bằng đồng giảm 29,44%; dây cách điện đơn dạng cuộn khác giảm 3,14%;...
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 8,36%; sản xuất và phân phối điện tăng 11,61%; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 41,39%.
Một số ngành cấp 2 có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng mạnh như: sản xuất trang phục tăng 22,17%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 52,99%; in, sao chép bản ghi các loại tăng 60,62%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 23,07%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 23,25%; sản xuất kim loại tăng 11,66%; sản xuất xe có động cơ tăng 34,55%; sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 47,91%;...
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu trong bốn tháng đầu năm có khối lượng sản xuất tăng so với cùng kỳ năm trước như: thức ăn cho gia súc tăng 2,40%; thức ăn cho gia cầm tăng 6,68%; nước khoáng không có ga tăng 5,73%; quần áo các loại tăng 13,42%; giày, dép khác chưa được phân vào đâu tăng 54,20%; gỗ ốp, lát công nghiệp tăng 63,57%; thùng, hộp bằng bìa cứng (trừ bìa nhăn) tăng 20,95%; sơn và véc ni tan trong môi trường nước tăng 15,98%; sản phẩm bằng plastic tăng 21,80%; sản phẩm vệ sinh gắn cố định bằng gốm sứ tăng
139,46%; sắt, thép không hợp kim dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác tăng 12,12%; thanh, que sắt, thép không hợp kim được cán nóng, dạng cuộn cuốn không đều tăng 66,55%; thanh, que thép không gỉ, mới được gia công tạo hình nguội hoặc gia công kết nguội tăng 85,19%; góc, khuôn, hình bằng sắt, thép đã được hàn tăng 12,19%; đĩa dùng cho hệ thống đọc bằng laser chưa ghi tăng 17,05%;... Bên cạnh đó, các sản phẩm chủ yếu trong bốn tháng đầu năm có sản lượng sản xuất giảm như: mỳ, phở, miến, bún, cháo ăn liền giảm 21,10%; bê tông trộn sẵn (bê tông tươi) giảm 2,87%; thép hợp kim khác dạng thỏi đúc hoặc dạng thô khác giảm 21,26%; thanh, que thép không gỉ khác giảm 3,82%; mạch điện tử tích hợp giảm 23,51%; động cơ đa năng một chiều/xoay chiều có công suất >37.5 W giảm 10,21%; dây cách điện đơn bằng đồng giảm 33,94%;...
3. Hoạt động đầu tư
a) Vốn đầu tư ngân sách địa phương
Ước tính vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng Tư đạt 1.537 tỷ đồng, tăng 31,56% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 921 tỷ đồng, tăng 56,88%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 414 tỷ đồng, tăng 37,11%, vốn ngân sách nhà nước cấp xã 201 tỷ đồng, giảm 27,81%. Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý ước đạt 5.866 tỷ đồng, tăng 60,20% so với cùng kỳ năm trước và đạt 20,37% kế hoạch năm. Trong đó, vốn ngân sách nhà nước cấp tỉnh 3.403 tỷ đồng, tăng 88,47%; vốn ngân sách nhà nước cấp huyện 1.514 tỷ đồng, tăng 69,74%; vốn ngân sách nhà nước cấp xã 949 tỷ đồng, giảm 1,56%.
b) Hoạt động đầu tư nước ngoài
Tính đến ngày 24/4/2025, toàn tỉnh có 635 dự án có vốn đầu tư nước ngoài đăng ký hoạt động, với tổng số vốn đăng ký là 8.706.582 nghìn USD, trong đó từ đầu năm đến ngày 24/4/2025, có 22 dự án đăng ký mới với số vốn đăng ký 135.706 nghìn USD. Các quốc gia có số dự án, vốn đầu tư chủ yếu là: thứ nhất là Nhật Bản có 180 dự án, vốn đăng ký là 3.938.731 nghìn USD, chiếm 45,24% tổng vốn đăng ký; thứ hai là Hàn Quốc có 162 dự án, vốn đăng ký 1.460.303 nghìn USD, chiếm 16,77% tổng vốn đăng ký; thứ ba là Trung Quốc có 183 dự án, vốn đăng ký 1.421.505 nghìn USD, chiếm 16,33% tổng số vốn đăng ký.
c) Phát triển doanh nghiệp
Tính từ ngày 22/3/2025 đến ngày 21/4/2025, số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới là 271 doanh nghiệp, vốn đầu tư đăng ký 1.934 tỷ đồng. Các doanh nghiệp thành lập mới hoạt động trong các lĩnh vực: công nghiệp chế biến, chế tạo 63 doanh nghiệp, vốn đăng ký 764 tỷ đồng; bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy 85 doanh nghiệp, vốn đăng ký 347 tỷ đồng; kinh doanh bất động sản 26 doanh nghiệp, vốn đăng ký 420 tỷ đồng; vận tải kho bãi 16 doanh nghiệp, vốn đăng ký 50 tỷ đồng; giáo dục và đào tạo 20 doanh nghiệp, vốn đăng ký 15 tỷ
đồng;... Lũy kế từ ngày 22/12/2024 đến ngày 21/4/2025, toàn tỉnh có 861 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới, vốn đầu tư đăng ký đạt 13.621 tỷ đồng. Trong đó: ngành bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy có số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới nhiều nhất, với 304 doanh nghiệp, vốn đăng ký đạt 1.319 tỷ đồng (chiếm 9,68% tổng vốn đăng ký); công nghiệp chế biến, chế tạo 195 doanh nghiệp, vốn đăng ký đạt 3.134 tỷ đồng (chiếm 23,01%); giáo dục và đào tạo 88 doanh nghiệp, vốn đăng ký 96 tỷ đồng (chiếm 0,70%); xây dựng 56 doanh nghiệp, vốn đăng ký
1.079 tỷ đồng (chiếm 7,92%); hoạt động vận tải, kho bãi 43 doanh nghiệp, vốn đăng ký 193 tỷ đồng (chiếm 1,42%); kinh doanh bất động sản 53 doanh nghiệp, vốn đăng ký 7.290 tỷ đồng (chiếm 53,52%); hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ 37 doanh nghiệp, vốn đăng ký 124 tỷ đồng (chiếm 0,91%); hoạt động hành chính và dịch vụ hỗ trợ 28 doanh nghiệp, vốn đăng ký 111 tỷ đồng (chiếm 0,82%);...
Số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động trong tháng Tư (tính từ ngày 22/3/2025 đến ngày 21/4/2025) là 29 doanh nghiệp. Lũy kế từ ngày 22/12/2024 đến ngày 21/4/2025, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng là 157 doanh nghiệp.
Cũng từ ngày 22/3/2025 đến ngày 21/4/2025, số doanh nghiệp giải thể là 11 doanh nghiệp, doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh là 58 doanh nghiệp. Lũy kế từ ngày 22/12/2024 đến ngày 21/4/2025, toàn tỉnh có 80 doanh nghiệp giải thể và 572 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Trong đó: ngành công nghiệp chế biến, chế tạo có 18 doanh nghiệp giải thể và 139 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, lần lượt chiếm 22,50% tổng số doanh nghiệp giải thể và chiếm 24,30% tổng số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động; ngành bán buôn, bán lẻ có 31 doanh nghiệp giải thể và 208 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 38,75% và 36,36%; kinh doanh bất động sản có 3 doanh nghiệp giải thể và 21 doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, chiếm 3,75% và 3,67%; hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ có 4 doanh nghiệp giải thể và 18 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, chiếm 5,0% và 3,15%;...
4. Thương mại, dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng Tư ước đạt 9.899 tỷ đồng, giảm 8,75% so với tháng trước và tăng 9,38% so với cùng kỳ năm trước. Bốn tháng đầu năm 2025, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 39.815 tỷ đồng, tăng 16,85% so với cùng kỳ năm 2024. Cụ thể như sau:
Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng Tư ước đạt 3.105 tỷ đồng, tăng 2,68% so với tháng trước và tăng 9,88% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ hàng hóa tăng so với tháng trước chủ yếu do tháng Tư có nhiều ngày lễ hội nên nhu cầu đi lại và tiêu dùng của người dân tăng khá cao: ngày Tết Thanh minh (ngày 04/4 dương lịch); ngày Giỗ tổ Hùng Vương (ngày 07/4 dương lịch), đặc biệt là kỳ nghỉ lễ dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
(30/4/1975 - 30/4/2025) và Ngày Quốc tế Lao động 1/5. Mức tăng so với tháng trước của một số nhóm hàng trong doanh thu bán lẻ như sau: nhóm hàng lương thực, thực phẩm có doanh thu chiếm tỷ trọng 34,26% doanh thu bán lẻ hàng hóa, tăng 1,48%; nhóm hàng may mặc chiếm 4,75% doanh thu bán lẻ, tăng 0,88%; nhóm hàng đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình chiếm 14,94% doanh thu bán lẻ hàng hóa, tăng 3,75%; nhóm hàng vật phẩm văn hóa giáo dục chiếm 0,66% doanh thu bán lẻ hàng hóa, tăng 5,20%; nhóm hàng gỗ và vật liệu xây dựng chiếm 11,70% doanh thu bán lẻ hàng hóa, tăng 8,23%; nhóm hàng ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) chiếm 1,73% doanh thu bán lẻ hàng hóa, tăng 0,08%; nhóm xăng, dầu các loại chiếm 11,47% doanh thu bán lẻ hàng hóa, tăng 0,16%;...
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu bán lẻ hàng hoá ước đạt
12.206 tỷ đồng, tăng 12,71% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu bán lẻ bốn tháng của một số nhóm hàng chính như sau: doanh thu bán lẻ lương thực, thực phẩm tăng 14,78%; may mặc tăng 1,93%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 18,22%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng 9,76%; ô tô con (dưới 9 chỗ ngồi) tăng 34,74%; phương tiện đi lại, trừ ô tô con (kể cả phụ tùng) tăng 46,93%; xăng, dầu các loại giảm 6,42%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 24,80%; hàng hoá khác tăng 15,53%;...
Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng Tư ước đạt 296 tỷ đồng, tăng 3,90% so với tháng trước và tăng 21,01% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: doanh thu dịch vụ lưu trú 13 tỷ đồng, tăng 21,12% so với tháng trước và tăng 25,89% so với cùng kỳ năm trước; doanh thu dịch ăn uống 284 tỷ đồng, tăng 3,24% so với tháng trước và tăng 20,80% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng so với tháng trước và tăng so với cùng kỳ do các chi phí sản xuất như giá lương thực, giá điện, giá gas, chi phí thuê nhân công, chi phí thuê mặt bằng tăng.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống ước đạt 1.178 tỷ đồng, tăng 23,20% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: dịch vụ lưu trú 44 tỷ đồng, tăng 18,34%; dịch vụ ăn uống 1.134 tỷ đồng, tăng 23,40%.
Doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hành tháng Tư ước đạt 6 tỷ đồng, tăng 64,14% so với tháng trước và giảm 9,76% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu dịch vụ du lịch, lữ hàng ước đạt 15 tỷ đồng, giảm 25,42% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu ngành dịch vụ khác tháng Tư ước đạt 6.491 tỷ đồng, giảm 13,85% so với tháng trước và tăng 8,69% so cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu dịch vụ khác ước đạt 26.416 tỷ đồng, tăng 18,62% so với cùng kỳ năm trước. Chi tiết các ngành như sau: dịch vụ kinh doanh bất động sản 24.358 tỷ đồng, tăng 19,32%; dịch vụ hành chính và dịch vụ hỗ trợ 736 tỷ đồng, tăng 6,65%; dịch vụ giáo dục và đào tạo 509 tỷ đồng, tăng 7,45%; dịch vụ y tế 253 tỷ đồng, tăng 23,66%; nghệ thuật, vui chơi và giải trí 84 tỷ đồng, tăng 45,75%; dịch vụ khác 476 tỷ đồng, tăng 10,97%.
5. Chỉ số giá
a) Chỉ số giá tiêu dùng
So với tháng trước, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng Tư giảm 0,17%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, 07 nhóm có chỉ số giảm, 03 nhóm có chỉ số tăng và 01 nhóm có chỉ số giá ổn định. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có chỉ số giá giảm là: hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,03%; may mặc, mũ nón và giày dép giảm 0,48%; nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,25%; thiết bị và đồ dùng gia đình giảm 0,04%; giao thông giảm 1,27%; bưu chính viễn thông giảm 0,01%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,03%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ chính có chỉ số giá tăng là: đồ uống và thuốc lá tăng 0,27%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,10%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,21%. Riêng nhóm giáo dục có chỉ số giá ổn định so với tháng trước.
So với tháng 12 năm 2024, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 1,48%. Trong 11 nhóm hàng hóa và dịch vụ chính, có 07 nhóm có chỉ số tăng, 04 nhóm có chỉ số giảm. Các nhóm có chỉ số giá tăng là: hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 0,88%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,14%; hàng may mặc, mũ nón, giày, dép tăng 0,45%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,29%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,21%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 12,50%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 1,14%. Các nhóm có chỉ số giá giảm là: giao thông giảm 1,67%; bưu chính, viễn thông giảm 1,12%; giáo dục giảm 0,09%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,02%.
So với tháng cùng kỳ năm trước, chỉ số giá tiêu dùng tháng Tư tăng 3,57%. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, có 8 nhóm tăng giá và 03 nhóm giảm giá. Cụ thể, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 3,73% (lương thực tăng 0,42%; thực phẩm tăng 4,66%; ăn uống ngoài gia đình tăng 1,73%); đồ uống và thuốc lá tăng 1,78%; hàng may mặc, mũ nón, giày, dép tăng 3,05%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,28%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,29%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 12,68%; bưu chính viễn thông tăng 0,16%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,50%; dịch vụ giao thông giảm 7,47%; giáo dục giảm 1,69%; văn hoá, giải trí và du lịch giảm 0,82%.
Bình quân chung bốn tháng đầu năm 2025, chỉ số giá tiêu dùng tăng 3,90% so với cùng kỳ năm trước. Trong 11 nhóm hàng tiêu dùng chính, có 08 nhóm tăng giá, 02 nhóm giảm giá và 01 nhóm có chỉ số giá ổn định. Cụ thể, hàng ăn uống và dịch vụ ăn uống tăng 3,54%; đồ uống và thuốc lá tăng 1,58%; hàng may mặc, mũ nón, giày, dép tăng 3,98%; nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 8,62%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 1,14%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 12,58%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,38%; hàng hóa và dịch vụ khác tăng 7,25%; giao thông giảm 4,58%; dịch vụ giáo dục giảm 1,54%. Duy nhất nhóm bưu chính, viễn thông có chỉ số giá ổn định so với cùng kỳ năm trước.
b) Chỉ số giá vàng và đô la Mỹ
Thị trường vàng tỉnh Hưng Yên tháng 4/2025 tăng 10,78% so với tháng trước. Nỗi lo các mức thuế quan của Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng với
cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung ngày càng leo thang có thể gây ảnh hưởng đến sự tăng trưởng nền kinh tế toàn cầu tiếp tục là yếu tố góp phần thúc đẩy nhu cầu đối với kim loại quý trú ẩn truyền thống. Hiện giá vàng đang ở mức giá đỉnh cao nhất trong mấy năm trở lại đây. Tháng Tư, chỉ số giá vàng tăng 10,78% so với tháng trước, bình quân giá vàng xấp xỉ 10.317.000 VNĐ/1 chỉ.
Trên địa bàn tỉnh, giá đồng đô la Mỹ có xu hướng tăng cao hơn so tháng trước do nhu cầu mua đầu tư tích trữ của các nhà đầu tư tăng. Tháng Tư, chỉ số giá đồng đô la Mỹ tăng 0,84% so với tháng trước, tỷ giá chuyển đổi 1 USD xấp xỉ 25.920 VNĐ.
5. Hoạt động vận tải
Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng Tư ước đạt 639 tỷ đồng, tăng 7,78% so với tháng trước và tăng 16,69% so với cùng kỳ năm trước. Bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 2.475 tỷ đồng, tăng 12,45% so với cùng kỳ năm trước.
a) Hoạt động vận tải hành khách
Vận tải hành khách tháng Tư ước đạt 1.482 nghìn lượt người vận chuyển và 87.755 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 6,54% về lượt người vận chuyển và tăng 1,44% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 83 tỷ đồng, tăng 5,22% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, vận tải hành khách ước đạt 5.630 nghìn lượt người vận chuyển và 348.298 nghìn lượt người luân chuyển, lần lượt tăng 5,14% về lượt người vận chuyển và tăng 2,56% về lượt người luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hành khách ước đạt 329 tỷ đồng, tăng 4,79% so với cùng kỳ năm trước.
b) Hoạt động vận tải hàng hoá
Vận tải hàng hoá tháng Tư ước đạt 1.594 nghìn tấn vận chuyển và 203.854 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 15,17% về tấn hàng hóa vận chuyển và tăng 14,42% về tấn hàng hóa luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 466 tỷ đồng, tăng 19,34% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, vận tải hàng hoá ước đạt 6.114 nghìn tấn vận chuyển và 828.871 nghìn tấn luân chuyển, lần lượt tăng 9,27% về tấn hàng hoá vận chuyển và tăng 17,96% về tấn hàng hoá luân chuyển so với cùng kỳ năm trước; doanh thu vận tải hàng hóa ước đạt 1.795 tỷ đồng, tăng 14,05% so với cùng kỳ năm trước.
c) Kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải và bưu chính, chuyển phát
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng Tư ước đạt 71 tỷ đồng, tăng 10,89% so với tháng trước và tăng 20,86% so với cùng kỳ năm trước do nhu cầu
bốc xếp hàng hóa và số lượng phương tiện vận tải tham gia lưu thông ngày càng tăng. Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải ước đạt 272 tỷ đồng, tăng 14,25% so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu bưu chính, chuyển phát tháng Tư ước đạt 20 tỷ đồng, giảm 1,87% so với tháng trước và giảm 1,48% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, doanh thu bưu chính, chuyển phát ước đạt 79 tỷ đồng, tăng 5,18% so với cùng kỳ năm trước.
6. Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm
a) Thu ngân sách nhà nước
Thu ngân sách nhà nước tháng Tư ước đạt 2.618 tỷ đồng, giảm 17,19% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: thu nội địa 2.153 tỷ đồng, giảm 23,86%; thuế xuất nhập khẩu 465 tỷ đồng, tăng 39,13%. Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, thu ngân sách nhà nước ước đạt 14.727 tỷ đồng, tăng 10,47% so với cùng kỳ năm trước và đạt 32,78% so với kế hoạch năm. Trong đó: thu nội địa 13.095 tỷ đồng, tăng 9,30%; thuế xuất nhập khẩu 1.632 tỷ đồng, tăng 20,80%. Một số khoản thu nội địa như sau: thu từ doanh nghiệp nhà nước 75 tỷ đồng, giảm 8,41%; thu từ khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 1.424 tỷ đồng, tăng 4,81%; thu từ khu vực ngoài quốc doanh 6.048 tỷ đồng, tăng 16,46%; thu lệ phí trước bạ 278 tỷ đồng, tăng 45,67%; thuế thu nhập cá nhân 900 tỷ đồng, tăng 25,15%; các khoản thu về đất 4.136 tỷ đồng, tăng 3,81%.
b) Chi ngân sách nhà nước địa phương
Chi ngân sách nhà nước địa phương tháng Tư ước đạt 2.194 tỷ đồng, tăng 83,83% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: Chi đầu tư phát triển 1.154 tỷ đồng, tăng 89,73%; chi thường xuyên 1.040 tỷ đồng, tăng 77,70%. Một số lĩnh vực chi thường xuyên trong tháng như sau: chi sự nghiệp kinh tế 26 tỷ đồng, tăng 10,24%; chi giáo dục, đào tạo 395 tỷ đồng, tăng 68,38%; chi sự nghiệp y tế 195 tỷ đồng, tăng 369,05%; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 21 tỷ đồng, tăng 71,89%; chi đảm bảo xã hội 48 tỷ đồng, tăng 19,06%; chi quản lý hành chính 206 tỷ đồng, tăng 52,88%;...
Tính chung bốn tháng đầu năm 2025, chi ngân sách nhà nước ước đạt
12.276 tỷ đồng, tăng 25,18% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó: chi đầu tư phát triển 9.010 tỷ đồng, tăng 21,40%; chi thường xuyên 3.266 tỷ đồng, tăng 36,94%. Một số lĩnh vực chi thường xuyên như sau: chi sự nghiệp kinh tế 140 tỷ đồng, tăng 16,27%; chi giáo dục, đào tạo 1.263 tỷ đồng, tăng 41,96%; chi sự nghiệp y tế 398 tỷ đồng, tăng 37,80%; chi sự nghiệp văn hóa, thể dục thể thao 63 tỷ đồng, tăng 60,64%; chi đảm bảo xã hội 226 tỷ đồng, giảm 0,67%; chi quản lý hành chính 848 tỷ đồng, tăng 47,22%.
c) Hoạt động ngân hàng
Ước tính đến 30/4/2025, nguồn vốn huy động của các tổ chức tín dụng đạt
153.417 tỷ đồng, tăng 5,21% so với thời điểm 31/12/2024. Trong đó: tiền gửi
152.631 tỷ đồng, tăng 5,17% và chiếm 99,49% tổng nguồn vốn; phát hành giấy tờ có giá 786 tỷ đồng, tăng 14,15% và chiếm 0,51%.
Dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế ước tính đến thời điểm 30/4/2025 đạt 120.825 tỷ đồng, tăng 4,24% so với thời điểm 31/12/2024. Trong đó: Dư nợ cho vay ngắn hạn 88.218 tỷ đồng, tăng 4,52%; dư nợ cho vay trung và dài hạn 32.607 tỷ đồng, tăng 3,48%. Dư nợ cho vay bằng nội tệ 117.120 tỷ đồng, tăng 4,41%; dư nợ cho vay bằng ngoại tệ 3.706 tỷ đồng, giảm 0,92%. Dư nợ tín dụng trong các lĩnh vực được ưu tiên đạt 83.000 tỷ đồng, tăng 3,04% so với thời điểm 31/12/2024. Chia theo lĩnh vực như sau: nông nghiệp, nông thôn 51.500 tỷ đồng, tăng 2,72%; xuất khẩu 2.000 tỷ đồng, giảm 2,82%; doanh nghiệp nhỏ và vừa
24.500 tỷ đồng, tăng 4,71%; công nghiệp hỗ trợ 5.000 tỷ đồng, tăng 0,83% so với thời điểm 31/12/2024.
Về chất lượng tín dụng: Nợ xấu là 1.256 tỷ đồng (chiếm 1,04% dư nợ tín dụng), tăng 2,43% so với thời điểm 31/12/2024.
II. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG XÃ HỘI
1. Đời sống dân cư và bảo đảm an sinh xã hội
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025) và 80 năm ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Chủ tịch nước đã có Quyết định số 689/QĐ-CTN ngày 23/4/2025 về việc tặng quà cho người có công với cách mạng. Mức quà tặng (bằng tiền): 01 mức quà là 500.000 đồng/01 người/02 dịp. Thời điểm thực hiện chi: thực hiện chi 01 lần vào dịp ngày 30/4/2025. Đối tượng tặng quà bao gồm:
(1) Người có công với cách mạng: Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Bà mẹ Việt Nam Anh hùng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B, bệnh binh đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Người có công giúp đỡ cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng. (2) Thân nhân của người có công với cách mạng: Thân nhân liệt sĩ đang hưởng trợ cấp tuất nuôi dưỡng hàng tháng; thân nhân của hai liệt sĩ trở lên đang hưởng trợ cấp tuất hàng tháng. Đại diện thân nhân liệt sĩ. Người thờ cúng liệt sĩ (trường hợp liệt sĩ không còn thân nhân).
Hiện tỉnh Hưng Yên đang triển khai thực hiện việc tặng quà người có công với cách mạng theo Công văn số 1727/BNV-CNCC ngày 24/4/2025 của Bộ Nội vụ hướng dẫn tặng quà của Chủ tịch nước nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 80 năm Ngày Quốc khánh nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch
a) Hoạt động văn hóa
Bảo tàng tỉnh: Từ ngày 04/4/2025 đến 06/4/2025, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên đã diễn ra Liên hoan ẩm thực tỉnh Hưng Yên lần thứ II năm 2025. Liên hoan quy tụ 120 gian hàng của các đơn vị tham gia trưng bày, quảng diễn từ các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh và 12 tỉnh trong khu vực đồng bằng sông Hồng và lân cận. Liên hoan không chỉ là nơi giới thiệu những món ăn đặc sắc của tỉnh Hưng Yên mà còn mang đến một hành trình trải nghiệm ẩm thực tại các gian hàng ẩm thực của các vùng, miền với các màn trình diễn những món ăn công phu từ các đơn vị tham gia.
Ngày 25/4/2025, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên đã diễn ra khai mạc Triển lãm trưng bày, giới thiệu thành tựu 50 năm nền văn học, nghệ thuật Việt Nam và hoạt động văn học, nghệ thuật tỉnh Hưng Yên sau ngày đất nước thống nhất (30/4/1975 - 30/4/2025); đồng thời tổ chức Lễ trao giải Cuộc thi sáng tác văn học, nghệ thuật tỉnh Hưng Yên năm 2024. Triển lãm diễn ra từ ngày 25/4 đến ngày 5/5/2025, trưng bày hàng trăm tác phẩm, hiện vật, tư liệu quý, tái hiện sinh động hành trình phát triển của văn học, nghệ thuật Việt Nam nói chung và tỉnh Hưng Yên nói riêng.
Từ ngày 25/4/2025 đến ngày 25/5/2025, tại Bảo tàng tỉnh Hưng Yên trưng bày chuyên đề “Hưng Yên trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)”. Với hơn hai trăm hiện vật, hình ảnh, tài liệu, tái hiện một không gian ký ức chân thực và xúc động gồm 2 chủ đề: (1) Chủ đề 1: Hậu phương trong kháng chiến. (2) Chủ đề 2: Tất cả cho tiền tuyến. Trưng bày chuyên đề không chỉ giúp người xem sống lại những khoảnh khắc thiêng liêng của dân tộc trong hành trình đi đến thống nhất, mà còn khơi dậy niềm tự hào dân tộc và hun đúc khát vọng hòa bình trong tâm hồn thế hệ hôm nay.
Văn hóa quần chúng và tuyên truyền cổ động: Tổ chức thành công lớp tập huấn biên tập, dàn dựng chương trình Ca - Múa - Nhạc năm 2025; tổ chức 01 Chương trình “Ca - Múa - Nhạc”; thiết kế maket, in bạt, treo pano, tranh cổ động tuyên truyền chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước; tổ chức 06 buổi xe ô tô lưu động tuyên truyền.
Thư viện tỉnh tuyên truyền, giới thiệu sách, báo, tài liệu theo chủ đề chào mừng các ngày lễ, ngày kỷ niệm của đất nước như: Kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931 - 26/3/2025); Kỷ niệm
50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); tuyên truyền, giới thiệu sách hay, sách mới trên website và Facebook của Thư viện tỉnh.
Ngày 22 tháng 4 năm 2025, tại Thư viện tỉnh đã diễn ra khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ IV năm 2025. Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2025 được tổ chức với chủ đề “Đọc sách - làm giàu tri thức, nuôi dưỡng khát vọng thúc đẩy, đổi mới, sáng tạo”. Các hoạt động chào mừng, hưởng
ứng được tổ chức với nhiều nội dung phong phú, sinh động, thiết thực, hiệu quả: Tuyên truyền về vị trí, vai trò của sách, thư viện trong đời sống xã hội; tổ chức cấp thẻ miễn lệ phí cho bạn đọc; trưng bày giới thiệu sách, xếp mô hình sách nghệ thuật; trao tặng sách cho một số thư viện, tủ sách cơ sở, thư viện trường học tiêu biểu trên địa bàn tỉnh và bạn đọc của Thư viện tỉnh. Đặc biệt, Cuộc thi vẽ tranh theo sách năm 2025 với chủ đề: “Ước mơ của em” đã thu hút trên 100 em học sinh của 70 trường học trên địa bàn tỉnh tham gia.
Nghệ thuật biểu diễn: Nhà hát Chèo đã tổ chức 05 buổi biểu diễn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của nhân dân; dàn dựng chương trình nghệ thuật chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước; dàn dựng vở mới “Sắc đào thắm đỏ”; cử nghệ sĩ (diễn viên, nhạc công) tham gia Đoàn công tác của Bộ Y tế đến quần đảo Trường Sa.
Điện ảnh: Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Tổ chức 70 buổi chiếu phim (10 buổi lưu động, 60 buổi tại rạp) phục vụ nhiệm vụ chính trị và nhu cầu hưởng thụ văn hóa, giải trí của Nhân dân.
b) Hoạt động thể dục, thể thao
Thể dục, thể thao quần chúng: tỉnh đã tổ chức thành công 02 giải thể thao quần chúng cấp tỉnh (Quần vợt, Bóng đá). Ban hành Điều lệ giải bóng chuyền hơi nam, nữ vô địch các nhóm tuổi năm 2025.
Thể thao thành tích cao: Đơn vị chuyên môn tập trung cao cho hoạt động huấn luyện vận động viên tại Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao; thường xuyên đánh giá, thải loại, tuyển mới đảm bảo lực lượng vận động viên; chuẩn bị lực lượng vận động viên sẵn sàng tham gia thi đấu các giải thể thao quốc gia năm 2025. Trong tháng Tư, đoàn thể thao của tỉnh đã tập huấn, tham gia thi đấu 05 giải quốc gia (Muay, Đua thuyền Rowing, Wushu, Cử tạ, Pencak Silat), đạt 23 huy chương các loại, trong đó: 04 HCV, 04 HCB, 15 HCĐ.
3. Hoạt động y tế
Bệnh sởi: Lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 24/4/2025, toàn tỉnh đã ghi nhận tổng số 498 ca mắc/nghi mắc có địa chỉ tại Hưng Yên (trong đó có 273 trường hợp được phát hiện, chẩn đoán xác định dương tính tại các BV tuyến Trung ương). Nhìn chung, số ca mắc đơn lẻ, rải rác tại một số địa phương, trong đó nhiều nhất tại TP. Hưng Yên, hiện còn 16 ca đang điều trị tại BV đa khoa tỉnh, 19 ca tại BV Sản Nhi, và 02 ca tại BVĐK Phố Nối, sức khỏe ổn định, không có ca nặng, tử vong.
Sốt xuất huyết Dengue: lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 24/4/2025, toàn tỉnh ghi nhận tổng số 07 ca mắc (Kim Động 01, Ân Thi 01, Yên Mỹ 03, Văn Lâm 02), không ghi nhận trường hợp tử vong trên địa bàn tỉnh. Các ca bệnh đã được điều tra giám sát và phân công cán bộ theo dõi khu vực nhà bệnh nhân bán kính trong vòng 200m, trong thời gian 14 ngày tính từ thời điểm phát hiện ca bệnh.
Bệnh tay chân miệng: tại Hưng Yên, lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 24/4/2025, toàn tỉnh đã ghi nhận tổng số 75 ca (tăng 21 ca so với cùng kỳ năm 2024), được sàng lọc tại bệnh viện khi đến khám và điều trị, không có trường hợp tử vong.
Sốt xuất huyết Dengue: lũy kế từ đầu năm 2024 đến ngày 19/4/2024, toàn tỉnh ghi nhận tổng số 05 ca (Ân Thi 01, Văn Giang 01, Khoái Châu 01, Mỹ Hào 01 ca, Văn Giang 01 ca), không có trường hợp tử vong. Không ghi nhận ổ dịch SXH trên địa bàn tỉnh, các bệnh nhân mắc bệnh đều đã được điều tra, giám sát.
Dịch Covid-19: lũy kế từ đầu năm đến ngày 24/4/2025, toàn tỉnh ghi nhận 02 ca mắc, chưa có ca tử vong.
Bệnh Ho gà: lũy kế từ đầu năm đến nay ghi nhận 04 ca, chưa có ca tử vong.
Bệnh bạch hầu: từ đầu năm đến nay, tỉnh chưa ghi nhận ca mắc.
Bệnh cúm mùa: Toàn tỉnh chưa ghi nhận ca bệnh nhiễm cúm A H5N1 và H7N9, số ca mắc cúm mùa từ đầu năm 2025 đến nay là 2.502 ca theo hệ thống báo cáo bệnh truyền nhiễm.
4. Bảo vệ môi trường và phòng chống cháy, nổ
Từ ngày 26/3/2025 đến ngày 25/4/2025, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã phát hiện 07 vụ vi phạm môi trường, các vụ vi phạm hiện chưa được xử lý, đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ. Nguyên nhân vi phạm chủ yếu là do xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường. So với cùng thời điểm năm 2024, số vụ vi phạm đã phát hiện tăng 4 vụ, tương đương tăng 133,33%. Lũy kế 4 tháng đầu năm 2025 (tính từ ngày 26/12/2024 đến ngày 25/4/2025), toàn tỉnh đã phát hiện 44 vụ vi phạm môi trường, tăng 193,33% so với cùng kỳ năm trước; đã xử lý 29 vụ, tăng 141,67%; số tiền xử phạt 199 triệu đồng, tăng 24,38%. Nguyên nhân xử phạt chủ yếu về vi phạm quản lý chất thải nguy hại, xả thải vượt quá tiêu chuẩn, quy chuẩn ra môi trường; tiếp nhận chất thải rắn không đúng quy định; khai thác cát trái phép, an toàn vệ sinh thực phẩm, vận chuyển cát gây ô nhiễm môi trường....
Từ ngày 15/3/2025 đến ngày 14/4/2025, trên địa bàn tỉnh Hưng Yên đã xảy ra 02 vụ cháy tại huyện Văn Giang (01 vụ) và huyện Yên Mỹ (01 vụ), làm bị thương 02 người, không có người chết. Lũy kế từ ngày 15/12/2024 đến ngày 14/4/2025, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 7 vụ cháy, làm 02 người bị thương, không có người chết.
5. An toàn giao thông
Theo số liệu của Ban An toàn giao thông tỉnh Hưng Yên, từ ngày 15/3/2025 đến 14/4/2025, toàn tỉnh xảy ra 30 vụ tai nạn giao thông, đều là tai nạn đường bộ, làm chết 12 người, làm bị thương 28 người. So với tháng trước, số vụ tai nạn tăng 13 vụ, tăng 76,47%; số người chết tăng 01 người, tăng 9,09%; số người bị thương
tăng 16 người, tăng 133,33%. So với cùng tháng Tư năm 2024, số vụ tai nạn giảm 25 vụ, giảm 45,45%; số người chết giảm 2 người, giảm 14,29%; số người bị thương giảm 28 người, giảm 50,0%. Lũy kế từ ngày 15/12/2024 đến hết ngày 14/4/2025, toàn tỉnh đã xảy ra 95 vụ tai nạn giao thông, làm chết 52 người, làm bị thương 69 người. So với cùng kỳ năm trước, số vụ tai nạn giảm 151 vụ, giảm 61,38%; số người chết giảm 25 người, giảm 32,47%; số người bị thương giảm 164 người, giảm 70,39%./.
Tin khác